Huyết dụ lá nhỏ: Cordyline terminnalis (L.) Kunth. var. angusta Hort hoặc Cordyline fruticosa (L.) Goepp. var. angusta Hort. Cây nhỏ bé hơn chỉ cao khoảng 1-2 m,thân tròn mập, đường kính 1-2 cm. Lá xếp 2 dãy nhỏ, hẹp, thuôn, đầu kéo dài thành mũi mềm, gốc kéo dài thành cuống bẹ. Phiến lá màu xanh đậm, bóng ở mặt trên, màu đỏ tía ở mặt dưới, hay hai mặt lá đều đỏ tía. Hoa màu mân chín, mọc thành chùy thưa.
Huyết dụ ti (huyết dụ lá to): C. Cordyline terminnalis (L.) Kunth. var. ti Bak. Cây mọc bụi có, thân cao 2-3 m, rất ít khi phân nhánh. Lá dạng bản rộng, thuôn, đầu tù, gốc thon hẹp thành cuống có bẹ ôm thân. Cụm hoa dạng chùy ở đỉnh. Hoa màu xanh hay tím nhạt.
Cây chịu bóng mộ phần nên làm cây trang trí , được trồng phổ biến như cây cảnh trong nhà.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây huyết dụ
Đất trồng: Huyết dụ thích hợp với mọi loại đất trồng tơi xốp, thoáng khí, thoát nước tốt, giữ ẩm tốt. Nên bón thêm một ít phân bón giúp cây sinh trưởng phát triển tốt. Thiếu Mg và K, cây sẽ còi cọc, cháy lá và dễ bị chết. Không bón phân vào mùa đông.
Ánh sáng: yếu tố này ảnh hưởng đến màu sắc tươi sáng của lá, huyết dụ thích hợp với độ chiếu sáng trung bình và cao từ 50-90%. Tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.
Nhiệt độ: tối ưu trong khoảng 15-27oC, nhiệt độ thấp nhất mà huyết dụ còn có thể chịu đựng là 4oC.
Nước: Nhu cầu nước trung bình. Vì huyết dụ chịu hạn kém nên cần tưới nước khi thấy đất khô. Khi thiếu nước, lá cây sẽ héo khô và chuyển sang màu nâu.
Sâu bệnh gây hại: Bọ trĩ, nấm phyllosticta, nhện ve,… thường gây bệnh cho cây, gây ra hiện tượng nhiễm khuẩn, ngoại tử, thân cây bị đen đúa, thối rửa… Dùng thuốt bảo vệ thực vật để diệt trừ sâu hại, sau đó, cạo bỏ phần thân cây bị hoại tử, rửa vết thương bằng xà phòng và nước sạch để trị bệnh cho cây.