Hoa nhỏ, quả mọng tròn màu đỏ hay vàng. Cây trồng ở chậu làm cảnh đẹp, trông như một bụi cúc, mảnh mai có lá đặc sắc xanh quanh năm. Cây chịu được bóng nên có thể làm cây trang trí trong nhà. Cây được gây trồng bằng cách tách các bụi, hay dâm, các bụi nhỏ chóng đẻ nhánh cho chồi dài xanh bóng.
Cách Chăm Sóc Cây Trúc Nhật
Cây trúc nhật là loại ưa bóng râm, độ ẩm vừa phải. cây rất dễ trồng, có 2 loại lá xanh và lá xanh điểm vàng rất xinh.mặc dù là cây ưa bóng râm ,tuy nhiên sau khoảng 1 tháng (hay 1/2 tháng càng tốt) đem ra để nới có ánh nắng vừa phải, hay nơi có nắng buổi sáng nhiều 1-2-3 ngày (không phải đem phơi nắng, vì cây đang trong mát đem ra nắng trực tiếp dễ cháy lá).
Lưu ý là tưới nước thường xuyên, đúng lúc
- Không để cây quá khô rồi tưới thật nhiều nước vào thì cây dễ shock mà chết
- Không tưới quá nhiều nước ,cây dư nước nhiều dễ úng gốc ,rễ và sinh ra nấm hại cây
- Đối với loại cây để nơi có nắng nhiều chỉ tưới lúc sáng sớm hay chiều mát ,không tưới lúc trưa nắng dễ làm chết cây.
Cây Trúc Nhật thường dùng để trang trí nội thất, nên đặt cây nơi có bóng râm hoặc để trong phòng làm việc có nhiều ánh sáng, trong phòng cạnh cửa sổ.
Nếu để ngoài trời, chỗ râm mát thì có thể tưới hàng ngày, nếu để trong phòng nên tưới 3 lần /tuần.
Một tháng/lần bạn cần bón phân vi sinh cho cây, chỉ nên bón cho cây khi cây ở bên ngoài, không bón cây trong phòng.
Khi cây có nhiều măng mọc cao, có thể bị nghiêng, bạn cắm thêm cọc tre nhỏ đỡ cho măng. Khi thân đã cứng có thể bỏ cọc ra. Nếu muốn tạo cây lùn, xum xuê thì để cây đạt chiều cao từ 0,6 - 0,8-1m tùy mục đích, cắt tỉa bằng các ngọn. Sau đó tập trung tưới bón cho cây đầy đủ, sau khoảng 2-3 tháng sẽ có cây Trúc Nhật như ý.
+ Phòng bệnh cho cây
Cây cảnh bày trí trong nhà không được dùng thuốc trừ sâu, có thể dùng thuốc diệt muỗi để trừ sâu. Đối với cây mắc bệnh phấn trắng thì có thể dùng khăn và cồn lau sạch, nếu mức độ bệnh nghiêm trọng thì cần phải để cây ra ngoài rồi trị bệnh cho cây.
+ Biện pháp hồi phục khi cây bị khô héo
Khi phát hiện cây có hiện tượng vàng úa, khô héo, rụng lá… thì phải kịp thời có những biện pháp chăm sóc giúp cây hồi phục lại sức sống. Không nên cho ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu xạ vào cây để tránh làm cho sức nóng của ánh nắng gây ảnh hưởng bất lợi đến cây cối hoặc có thể làm cho cây chết do bị mất nước. Nơi chăm sóc cây phải là nơi mát mẻ, không khí trong lành và nên tránh gió mạnh.
Trong thời gian đầu nuôi dưỡng cây thì không nên tác động vào đất trồng bởi vì lúc này các tổ chức và chức năng của cây ở trạng thái tĩnh, nếu động thổ thì sẽ làm cho hệ rễ cây bị tổn thương. Vào thời gian này chỉ nên cắt bỏ các lá vàng úa, khô héo, tưới nước đầy đủ, đồng thời có thể hòa đạm vào nước với nồng độ thấp để tưới cho cây, mỗi tuần một lần, sau mỗi tháng thì sẽ tăng dần lượng, sau khoảng 2 -3 tháng thì sẽ tăng nồng độ.
Đợi đến khi cây có sức sống trở lại thì thay đổi đất trồng, tốt nhất là dùng đất mục và đất phù sa để trồng, nên bón lót phân bắc trước khi trồng cây.