Quan sát hiện tượng trên cây
Trên lá cây ban đầu chỉ có vài ba con nhìn giống như những cái vẩy mầu trắng nhỏ xíu cỡ 1-2mm bám chặt vào gốc của cuống lá kép chẳng mấy ai để ý. Tốc độ sinh sản của chúng khá nhanh, khi gặp điều kiện thuận lợi chỉ cần một thời gian ngắn là chúng đã sinh sôi nẩy nở bám trắng cả mặt dưới của phiến lá chét và xung quanh gốc của cuống lá kép, nếu mật số cao chúng bám trắng cả bề mặt của ngọn cây. Rệp nằm bất động một chỗ, chích hút nhựa làm lá cây vàng dần, nếu nặng có thể làm lá vàng úa nặng và chết khô. Nếu chỉ dùng thuốc trừ sâu một cách thông thường thì hiệu quả sẽ rất thấp vì loài rệp này có một lớp vỏ dai chắc bảo vệ bên ngoài, vì thế nhiều người cứ loay hoay không biết sẽ giải quyết sao với chúng.
Xử lý
-Khi mua cây giống, hoặc khi tách chiết cây giống từ cây mẹ trong vườn ra trồng cần kiểm tra kỹ nếu phát hiện thấy có rệp thì phải diệt trừ chúng triệt để bằng cách dùng bàn chải hoặc chổi cọ sơn (loại có lông cứng) cọ rửa thật kỹ những chỗ có rệp bu bám để rửa trôi hết rệp trước khi đem cây giống đi trồng.
-Trong khi chăm sóc cây nếu thấy con rệp nào thì dùng tay tuốt giết ngay để hạn chế rệp sinh sôi tạo mật số cao.
-Cây nào đã bị rệp gây hại nặng nên cắt bỏ nhưng lá có nhiều rệp đem tiêu hủy, những lá còn lại dùng bàn chải, cọ sơn cọ rửa kỹ sau đó dùng vòi nước mạnh xịt kỹ xung quanh gốc để rửa trôi rệp ra khỏi vùng gốc, rễ của cây sau đó mới dùng thuốc để phun xịt.
Có thể sử dụng một số lọai thuốc như: Monster 40EC/75 WP; Bian 40EC; Lebaycid 50EC; Selecron 500EC; Mospilan 3EC; Oncol 20EC... hoặc DC-Tron Plus 98,8EC để phun xịt. Xịt xong dùng bao hoặc vải nilon bao trùm kín cây để thuốc xông hơi diệt tiếp những con rệp còn nằm ẩn nấp trong các khe kẽ của cây. Khoảng 2 ngày sau mở bao nilon rồi dùng vòi bơm nước có áp suất mạnh xịt rửa cho hết những con rệp còn đang ngắc ngoải chưa chết hẳn đang đeo bám trên cây. Sau 3-5 ngày, xịt thêm lần hai để diệt tiếp những rệp non mới nở. Nhớ xịt thật đậm vào những vị trí có nhiều rệp bu bám.
Tham khảo